Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Có thể có sỏi mật kèm theo cơn đau quặn mật (giả định)

Đau bụng trên bên phải có thể do sỏi mật gây ra. Đau khi sỏi mật bị mắc kẹt trong túi mật hoặc túi mật co thắt và gây co thắt. Đây được gọi là đau túi mật hoặc cơn đau quặn mật. Túi mật là một túi nhỏ nằm dưới gan, lưu trữ mật và giải phóng mật. Mật là một loại dịch hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Ăn thức ăn béo khiến cho túi mật co lại và giải phóng mật. Sỏi mật có thể hình thành trong túi này. Mặc dù hầu hết mọi người không có các triệu chứng, nhưng khi sỏi di chuyển và chặn đường dẫn mật ra khỏi bàng quang, sỏi có thể gây đau và thậm chí là gây nhiễm trùng.

Để chắc chắn hơn về chẩn đoán, quý vị có thể cần phải siêu âm, chụp CT hoặc làm kiểm tra đặc biệt khác.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát sinh sỏi mật, chẳng hạn như:

  • Là nữ giới.

  • Béo phì.

  • Cao tuổi.

  • Giảm hoặc tăng cân nhanh chóng.

  • Chế độ ăn nhiều calo.

  • Mang thai.

  • Liệu pháp hóc môn.

  • Bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng phổ biến nhất là:

  • Đau bụng, đau quặn, đau nhức.

  • Buồn nôn, nôn.

  • Sốt.

Nhiều bệnh tật có thể gây ra các triệu chứng này. Cơn đau này thường bắt đầu ở phía trên bên phải hoặc ở phần giữa bụng trên. Đôi khi đau có thể lan sang vai phải, lưng và cánh tay. Cơn đau thường bắt đầu đột ngột, trở nên dữ dội hơn một cách nhanh chóng, sau đó giảm dần và hết trong một vài giờ. Người cao tuổi và những người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp khó khăn trong việc xác định chính xác vị trí đau. Đau có thể xảy ra sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn nhiều chất béo.

Chăm sóc tại nhà

  • Nghỉ ngơi trên giường và tuân theo chế độ ăn uống đồ lỏng trong cho đến khi cảm thấy đỡ hơn. Nếu được cho dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống nôn để giúp làm giảm các triệu chứng, hãy dùng những thuốc này theo chỉ dẫn.

  • Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau, trừ khi quý vị được cho dùng một loại thuốc giảm đau khác. Lưu ý: Nếu quý vị bị bệnh gan mạn tính hoặc bệnh thận mạn tính hoặc đã từng bị loét dạ dày hoặc chảy máu đường tiêu hóa hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng những loại thuốc này.

  • Hạn chế chất béo trong chế độ ăn uống của quý vị trong vài ngày tới. Chất béo trong chế độ ăn uống của quý vị làm cho túi mật co lại, tình trạng này có thể gây đau tăng lên. Hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để biết thông tin về chế độ ăn uống tốt nhất cho quý vị.

Chăm sóc khi theo dõi

Nếu quý vị đã được lên lịch kiểm tra , hãy tuân thủ lịch hẹn này. Hãy chắc chắn rằng quý vị biết cách chuẩn bị cho việc kiểm tra đó. Thực hiện theo bất kỳ hướng dẫn nào được đưa ra về việc không ăn hoặc không uống trước khi kiểm tra. Lên lịch hẹn với chuyên gia chăm sóc sức khỏe riêng của quý vị sau khi kiểm tra xong để thảo luận về kết quả. Cơn đau quặn mật có xu hướng tái phát. Vì vậy, điều trị thường là cần thiết. Việc này thường bao gồm phẫu thuật cắt bỏ túi mật (cắt túi mật). Quý vị có thể sẽ phải thực hiện một số kiểm tra theo dõi để xem xét túi mật nếu quý vị có các triệu chứng của cơn đau quặn mật.

Khi nào cần được tư vấn về y tế

Hãy gọi ngay cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu có bất kỳ tình trạng nào sau đây:

  • Cơn đau trở nên trầm trọng hơn hoặc lan ra bụng dưới bên phải

  • Nôn nhiều lần

  • Sưng bụng

  • Đau kéo dài hơn 6 giờ

  • Sốt từ 100,4°F (38°C) trở lên , hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

  • Yếu, chóng mặt

  • Nước tiểu sẫm màu hoặc phân bạc màu

  • Da hoặc mắt có màu vàng (vàng da)

  • Đau ngực, cánh tay, lưng, cổ hoặc hàm

Gọi 911

Gọi 911 nếu có bất kỳ tình trạng nào sau đây:

  • Khó thở

  • Đau ngực, cánh tay, cổ hoặc hàm

  • Lú lẫn

  • Buồn ngủ dữ dội hoặc khó thức dậy

  • Ngất hoặc mất ý thức

  • Nhịp tim nhanh

Online Medical Reviewer: Jen Lehrer MD
Online Medical Reviewer: Rita Sather RN
Online Medical Reviewer: Sabrina Felson MD
Date Last Reviewed: 1/1/2025
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer